top of page

Khải
(một bắt đầu mới suôn sẻ)

Hình ảnh được chụp bởi Ben Reich cho Kilomet 109

Việt Nam là đất nước có di sản phong phú không chỉ về thủ công mà còn có một văn hoá lao động thể chất đặc trưng. Sáng tạo để phục vụ cho mục đích thực tế, trong hình dạng mang tính ứng dụng - thiết kế theo nhu yếu xã hội - để làm mọi thứ vận hành và có tính năng. Một di sản phụ thuộc vào con người - những người chế tác - chứ không phải máy móc, để đạt được thành quả. Thiết kế tuân theo nhu cầu xã hội: chúng ta sửa chữa hoặc nâng cấp các đồ vật và sản phẩm theo nhu yếu, chúng ta làm đi làm lại và cải thiện thông qua quá trình này, như nhân loại đã làm trong nhiều thế kỷ. Giờ đây khi Việt Nam đang là một quốc gia nhiều biến đổi, nhu cầu về chức năng còn phải đi cùng với nguyện vọng thẩm mỹ và ở trong tác phẩm sắp đặt này, những yếu tố đó được trình bày để hợp thành một tổng thể. Cùng với sức sáng tạo của một Việt Nam đương đại, đột phá kết hợp nghề thủ công truyền thống với cái nhìn thẩm mỹ mới, thúc đẩy tính bền vững lên hàng đầu và một bản sắc thiết kế tinh tế; đây không còn là về thiết kế và sản xuất cho chức năng và nhu cầu nữa, mà còn cho mong muốn.Ngành thiết kế của Việt Nam ngày nay gắn bó mật thiết với di sản của nó, ngày càng nhiều các nhà thiết kế tham khảo và tận dụng di sản văn hoá nhằm tạo ra một bản sắc cho riêng mình - bắt nguồn từ truyền thống, từ địa phương trong thế giới đương đại nơi thiết kế tốt là một thiết kế mang tính toàn cầu nhưng vẫn lưu giữ được chất bản xứ độc đáo.

Tác phẩm của Việt Nam đã tìm cách đưa ra vấn đề rằng có sự hạn chế trong kiến thức chung về thiết kế của Việt Nam (cũ cả mới) trông và cảm nhận như thế nào, tác phẩm sắp đặt 'Khải'  phản hồi lại bằng việc thể hiện cái cách mà các nhà thiết kế mong muốn thông qua sự khẳng định lại quá khứ của họ khi đất nước đang biến đổi. 'Khải' là một lời mời tạm dừng và suy nghĩ về ý tưởng trên trong khi giới thiệu mối quan hệ của một quốc gia với bề dày chế tác thủ công và di sản làm việc thể chất - một truyền thống thiết kế lâu đời bắt nguồn từ nhu cầu xã hội, cùng với nét đẹp trong nghề thủ công, điều đã và đang tiếp tục định hình thiết kế sản xuất tại Việt Nam.

 

Ba nhà thiết kế được trình bày trong tác phẩm đều có yếu tố này trong sự thực hành của riêng họ và điều chính yếu là tuyển chọn những tác phẩm nhằm tạo ra một thể hợp nhất – tác phẩm của họ là sự mở rộng cho nhau nhưng cũng là một phần của nhau. Điều này làm nổi bật tính phức hợp của bản sắc Việt Nam ngày nay, một sự hợp nhất hình thành từ những cá tính đa dạng.

 

Hình ảnh được chụp bởi Ben Reich cho Kilomet 109

Khải mời người xem nhìn vào mô hình ý niệm dùng để định nghĩa thiết kế Việt Nam và vào cách các nhà thiết kế Việt Nam đang làm việc hướng đến phát triển bền vững. Sự chú ý đặc biệt được đặt vào câu chuyện giữa những chuyển động, hành động và kết quả, để truyền tải quá trình lao động, thời gian và những cảm xúc tồn tại trong đó. Điều cần truyền tải là thiết kế trong bối cảnh ngày nay không hề đơn điệu, mà thực tế nó được liên kết đến nhiều mảnh ghép khác nhau từ một quá trình lớn lao của lao động và nghề thủ công.

 

Người xem được giới thiệu đến những ý niệm này bởi ba nhà thiết kế Việt Nam, những người ủng hộ nhiệt tình vấn đề bảo vệ môi trường và một bản sắc kết nối lại những di sản và truyền thống đáng tự hào, tạo ra sự thay đổi về kỹ thuật và cảm xúc nội tại của nghề truyền thống xa xưa qua những sản phẩm mới mẻ. Nỗi hoài niệm biến thành một câu chuyện hiện đại, đứng lên từ quá khứ và tái sinh trong ngôn ngữ và cảm nhận đương đại.

Chúng tôi hy vọng người thưởng lãm của  Khải sẽ mang về hai yếu tố chính như sau: tầm quan trọng mang tính toàn cầu của phát triển bền vững trong nghề thủ công và thiết kế và việc giới thiệu Việt Nam như một đất nước vượt lên khỏi vị trí nổi bật của nó trong địa chính trị từ một quá khứ không xa.

 

Hình ảnh được chụp bởi Ben Reich cho Kilomet 109

Câu chuyện Việt Nam từ lâu đã được kể trong định dạng phiến diện về một lịch sử cụ thể và chỉ được nhìn nhận từ một số quan điểm cố hữu. Giống như mọi câu chuyện lớn nó bị chắp vá bởi nhiều mảnh nhỏ, bởi những giai thoại mập mờ và dưới những ánh đèn sân khấu hướng về những thứ sáo rỗng.  Để lật lại điều đó, từng bước một, chúng ta có thể đi đến một bức tranh hoàn chỉnh hơn bằng cách nắm bắt  mọi cơ hội để trình diện những phần thể hiện độ đa dạng thực sự của một Việt Nam đương đại.

 

Bức tranh này khi được các nhà thiết kế đương đại kết hợp vào trong các quan điểm và thực hành của họ có thể tạo ra tầm ảnh hưởng lan toả ra cả ngoài đất nước họ sinh sống. Cụ thể bởi cách họ tiếp cận ngành thủ công và di sản thẩm mỹ, và đi cùng với đó là những câu hỏi về phát triển bền vững. Tính đạo đức và tính bền vững của mọi thiết kế được thể hiện rõ ràng cho người xem, không chỉ thông qua việc thể hiện những va chạm muôn hình vạn trạng giữa các tác nhân vật chất và con người, mà còn bằng cách chỉ ra những tiêu chí hiện hữu ở giữa ngôn ngữ thiết kế đương đại và các thực hành thủ công truyền thống thông qua việc dung hòa giữa tính vật chất và hành động.

 

Các nhà thiết kế giới thiệu đến khán giả một cách tiếp cận thiên về quan hệ và xã hội, đồng thời chủ động khắc sâu lên những vật thể, dịch vụ và quá trình của thực hành mang tính đạo đức bền vững. Qua đó, giáo dục khán giả và người dùng về tầm quan trọng của thiết kế đạo đức và bền vững trong khi  loại bỏ những định kiến sai lệch về Việt Nam.

Claire Driscoll, Giám tuyển

Hình ảnh được chụp bởi Claire Driscoll

Untitled-2-01.png
bottom of page