Đổi Mới Thiết Kế Chậm
Triển lãm này được xây dựng dựa trên nghiên cứu thực hiện bởi nhóm INCITE, tập trung vào sự đổi mới theo hướng thiết kế chậm ở các nền kinh tế đang trong giai đoạn biến chuyển
Hình ảnh sử dụng được chụp bởi Nic Shonfeld cho Kilomet 109
Nhóm nghiên cứu INCITE tập trung vào thiết kế, đổi mới và sáng tạo ở các nền kinh tế đang dần chuyển sang nền kinh tế sáng tạo. INCITE nghiên cứu về thiết kế, đổi mới và sáng tạo nhằm mục đích hỗ trợ các vùng kém phát triển, và cách các cộng đồng đang đối phó một cách sáng tạo với hoàn cảnh khó khăn qua việc tạo ra các giá trị kinh tế, xã hội và văn hóa. Nghiên cứu của họ về thiết kế chậm thách thức các mô hình sản xuất và phân phối hiện nay, những nhân tố chính kích thích văn hóa tiêu dùng quá độ. Thứ văn hóa này không bền vững và nó đã góp phần gây ra những vấn đề về biến đổi khí hậu, sự biến mất của đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, những vấn đề về đạo đức, nghèo đói, rác thải, việc sử dụng năng lượng quá mức và không hiệu quả. Những điều này làm tăng tính tổn thương của cộng đồng các Quốc Gia Đang Phát Triển. INCITE tin rằng các biện pháp phải được thực hiện, đổi mới dựa trên thiết kế chậm đáp ứng thách thức này và hiện họ đang tìm hiểu điều tra các mô hình kinh doanh mới trong thời kỳ của Nhân Sinh (Anthropocene).
Đổi mới dựa trên Thiết kế Chậm - bản tóm tắt nghiên cứu nghiên cứu khởi xướng sự tham gia vào Triển lãm Thiết kế London
Các đoạn trích dưới đây soạn từ các bài nghiên cứu của Tiến sĩ Marta Gasparin và có sự hỗ trợ của Tiến sĩ William Green và Tiến Christophe Schinckus cùng với những đóp góp của Tiến sĩ Martin Quinn và Tiến sĩ Steve Conway.
Đổi mới dựa trên Thiết kế Chậm là gì?
Đổi mới dựa trên Thiết kế Chậm phản ứng lại các mô hình sản xuất và phân phối toàn cầu đang tha hoá của chúng ta, nó đã tạo nên thứ văn hoá tiêu dùng quá độ, một hệ thống kinh tế không bền vững, và, nghiêm trọng hơn cả, qua những tác động của hoạt động con người, đang gây nguy hiểm đến sự bền vững của hành tinh. Hệ thống hiện nay chịu trách nhiệm về những hậu quả của biến đổi khí hậu, sự biến mất của đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, những vấn đề đạo đức, và làm tăng tính dễ tổn thương của nhiều cộng đồng đang phát triển. Các nghiên cứu gần đây về đổi mới mô hình kinh doanh, hệ sinh thái, và nền tảng đã nhấn mạnh sự đa dạng về mặt bố trí, vai trò và định vị chiến lược trong ngành công nghiệp đương đại nhưng cùng lúc là một nhu cầu cho hệ thống sinh thái được phát triển để giải quyết các mối đe dọa chung hiện nay như biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường.
Đổi mới dựa trên thiết kế chậm có thể tạo ra tác động gì?
Để phản ứng lại sự sai hỏng của các hệ thống toàn cầu hiện nay, INCITE đã tiến hành các nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học giữa các nhà thiết kế tại Việt Nam để hiểu quá trình thiết kế của họ và Đổi mới dựa trên Thiết kế Chậm đề xuất một hệ thống kinh tế thay thế nhằm đáp ứng các thực hành hiện tại đang tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Dựa trên các lý thuyết thiết kế, chúng tôi đưa ra một cách tiếp cận mới đến sự đột phá. Mục đích của Đổi mới Thiết kế Chậm là hình thành nên được một quá trình sản xuất các sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu lạm dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người, mà ngược lại, tôn vinh giá trị của thiên nhiên và con người, và tăng tuổi thọ của sản phẩm dựa trên chất lượng và truyền thống địa phương, điều này thách thức mô hình hiện tại với cái nhìn “càng nhiều càng rẻ thì càng tốt.”
Thiết kế chậm - Tổ chức tự nhiên thông qua kỹ thuật của ngành thủ công
Vai trò của các cải tiến mang tính đột phá, đổi mới công nghệ cao trong các tổ chức là một chủ đề phổ biến cho nghiên cứu. Bên cạnh những nghiên cứu này, đã có một sự phát triển âm thầm hơn những nghiên cứu về vai trò của những thứ vật chất tầm thường, trong các hình dạng tổ chức phổ biến hằng ngày. Nghiên cứu của INCITE chỉ ra rằng những thứ tầm thường đang ngày càng quan trọng trong mối quan tâm về tính bền vững và chúng đang là trọng tâm của các nghiên cứu dân tộc học của chúng tôi tại Việt Nam. Ở đây thủ công và các kỹ thuật dân giã đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức tự nhiên. Với mối đe dọa đáng kể và tức thời do biến đổi khí hậu đặt ra như là nền tảng cấp bách, nghiên cứu của INCITE nhằm điều tra: sự tổ chức của các vật chất tầm thường và sự tổ chức thông qua các vật chất tầm thường có thể thay đổi như nào để tự nhiên có thể được tổ chức? INCITE khám phá những thứ vật liệu tầm thường liên quan đến công việc thủ công, thiết lập để chống chọi trước tình cảnh tự nhiên đang bị tàn phá nhanh chóng ở Việt Nam.
Nghề thủ công bền vững mà nghiên cứu của INCITE khám phá nằm trong cái bóng của sự biến đổi quy mô lớn và nhanh chóng của môi trường. Việt Nam gây hứng thú bởi cơ chế chuyển động của nó bao hàm mối tương quan giữa sự biến đổi nhanh chóng và các nghi vấn về tính bền vững bắt nguồn từ những lo ngại về tốc độ phát triển chóng mặt. Không chỉ là nơi chốn dành cho truyền thống, bền vững, các doanh nghiệp thủ công. Mối tương quan của thay đổi, tình trạng tàn phá và tính bền vững cung cấp một vị trí địa lý rõ ràng để chứng kiến những cuộc đấu tranh trước những thứ vật chất tầm thường và phổ biến, đặt ra những câu hỏi gây sửng sốt về tương lai của hành tinh.
Giữa sự biến đổi nhanh chóng này các kỹ năng thủ công đang nổi lên như một cách để xác định bản sắc, văn hóa và khát vọng. Những gì cần thiết để duy trì nghề thủ công, và để duy trì các thực hành bảo vệ môi trường là các phương cách mới để tổ chức tự nhiên. Phân phối quy mô nhỏ hơn cần được hình thành, các nhà thiết kế nghiên cứu nghĩ rằng điều này có thể đạt được bằng cách đưa nghề thủ công truyền thống của Việt Nam ra thế giới. Các nhà thiết kế phải đóng vai trò là người tiên phong cho sự bền vững và sử dụng các thực hành nông nghiệp đòi hỏi tính chăm chút, kỹ năng thủ công và sản xuất quy mô nhỏ để thu hút khán giả mới; đi và nói về, viết về, đặt ra yêu cầu và đặt hàng sản phẩm của người thợ thủ công. Họ phải mang bản chất của nghề thủ công ra thế giới. Đây không phải là một mánh lới quảng cáo tiếp thị, một cử chỉ trống rỗng để trấn an mối quan tâm về môi trường của người tiêu dùng đại chúng. Các kỹ năng và công cụ thủ công là những nhân chứng vật chất đáng tin cậy, mang theo bên mình và lưu giữ vị trí tự nhiên của chúng, cái nguồn gốc của Người Việt. Bản chất mà chúng đại diện (cho sản phẩm thủ công bền vững và hoạt động nông nghiệp đòi hỏi sự chăm chút) được tái tổ chức: bây giờ nó bắt đầu hoạt động ở các địa điểm mới, ở nhiều các đối tượng mới trên toàn cầu. Những quy mô bắt đầu xê dịch, sự cân bằng của chúng thay đổi, nơi ranh giới phân chia giữa dòng vốn toàn cầu, một mặt làm nền tảng cho sự bão hòa vật chất nhanh chóng và khổng lồ của môi trường thông qua du lịch, một mặt kia là những thợ thủ công địa phương nhỏ bé, tầm thường, một ranh giới mới đang xuất hiện. Một mặt, nghề thủ công truyền thống là đại diện cho một tương lai bền vững mà tất cả chúng ta đều có phần - với những người ủng hộ mới được chiêu mộ từ bộ phận các nhà báo và các nhà thiết kế - và mặt khác, một chủ nghĩa tư bản tràn lan và vô trách nhiệm mà chúng ta phải tránh. Các nhà thiết kế, những người thợ thủ công, công cụ chế tác và quy trình chế tác của họ đang tạo ra những thay đổi. Họ đang dịch chuyển thế chính trị toàn cầu thông qua việc tái tổ chức tự nhiên.
Những bức ảnh này được chụp bởi Claire Driscoll trong chuyến đi nghiên cứu do Thảo Vũ tổ chức để quan sát quá trình nhuộm chàm và kỹ thuật nhuộm của những người phụ nữ Nùng An mà cô làm việc cùng tại Cao Bằng